Các ngày tiệc Tứ Phủ Tháng 4 âm lịch đặc biệt quan trọng
Tháng 4 âm lịch tuy không có ngày tiệc Mẫu hay tiệc của các vua cha, nhưng đây lại là một tháng đặc biệt quan trọng trong năm. Bởi tháng 4 âm là cột mốc đánh dấu sự chuyển giao giữa mùa xuân và mùa hè, đối với Đạo Mẫu vốn xuất phát từ vùng đồng bằng phía bắc với căn cơ gắn liền với nông và ngư nghiệp thì đây là dịp kỷ niệm với những ngày tiệc Tứ Phủ tháng 4, ngày lễ quan trọng.
Qua bài viết này, website Tứ Phủ chúng tôi sẽ đưa bạn dạo qua một vòng để khám phá những ngày tiệc tứ phủ tháng 4 âm lịch đặc biệt quan trọng, bạn sẽ có được đầy đủ thông tin từ ngày khánh tiệc, đền thờ, các lưu ý, cách soạn lễ và ý nghĩa…
Các ngày tiệc Tứ Phủ tháng 4 âm lịch
Dưới đây là tổng hợp các ngày tiệc Tứ Phủ tháng 4 âm lịch đầy đủ nhất từ ngày khánh tiệc chính cho tới các đền thờ chính có tổ chức lễ hội lớn:
Ngày (Âm lịch) | Tiệc | Đền thờ chính |
1 tháng 4 và 12 tháng 4 | Tiệc Chúa Thác Bờ | Đền Chúa Thác Bờ trên địa phận hai xã là xã Thung Nai, huyện Cao Phong và xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. |
1 tháng 4 | Tiệc Trần Triêu Đức Vương Phụ An Sinh Vương | - An Phụ Sơn Từ xã An Sinh, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. |
18 tháng 4 | Tiệc Chầu Bà Đệ Tam | - Các đền thờ Thánh Mẫu Đệ Tam (do Chầu Đệ Tam không có đề thờ riêng Thánh Mẫu) - tiệc lớn nhất tại Đền Thác Hàn tại xã Hàn Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa |
19 tháng 4 | Tiệc Quan Hoàng Lục Thanh Hà | Đình Thanh Hà, số 10 Ngõ Gạch, Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội. |
24 tháng 4 | Tiệc Trần Triều Đức Ông Đệ Nhất Hưng Vũ Vương | Đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn tại đường Trần Quốc Nghiễn, phường Hồng Gai, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. |
24 tháng 4 | Tiệc Quan Đệ Tứ | Đền Đức Thánh Quan Lớn Đệ Tứ, phố Đông Thái, thị trấn Vĩnh Bảo, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. |
Ngoài những ngày tiệc kể trên thì để đánh dấu khoảnh khắc giao mùa của tháng 4 âm lịch, các đền thờ trong hệ thống Đạo Mẫu, Tứ Phủ Vạn Linh sẽ tổ chức ngày Đại Lễ Nhập Hạ (lễ vào hè), ngày lễ sẽ được tổ chức tùy vào đền thờ và thường sẽ trải khắp trong tháng 4 âm.
Lưu ý và cách soạn lễ cho tiệc tứ phủ tháng 4 âm lịch
Là một con nhang đệ tử dưới cửa Đạo Mẫu, trước khi đi lễ trong các ngày tiệc tứ phủ trong tháng 4 âm này chúng tôi có một số lưu ý giúp bạn có một chuyến đi trọn vẹn hơn.
Đầu tiên, việc đi lễ tại các đền phủ cần phải được xuất phát từ tâm và lòng thành kính đối với các bậc Tiên Thánh. Đặc biệt, trong lúc đi lễ thì việc sắm sửa lễ lạt là quan trọng nhưng bạn không cần quá đặt nặng việc phải soạn lễ lớn. Lễ vật lớn hay nhỏ không quan trọng, điều quan trọng nhất là lòng thành tâm nhất bái, ghi nhớ công ơn các bậc Tiên Thánh. Bạn nên dựa vào khả năng kinh tế của bản thân mà sắm sửa lễ vật, đừng nghe lợi dụ dỗ của bất cứ ai mà vung tay quá trán, chi tiêu vượt quá khả năng của bản thân.
Nếu bạn chưa biết được cách soạn lễ sao cho đúng thì dưới đây là các lễ vật cơ bản và đầy đủ nhất mà chúng tôi đã tổng hợp được nhờ vào việc tham vấn các bậc tiền bối đi trước và tham khảo từ các đền phủ:
Ngày Tiệc | Cách Sắm Lễ |
Tiệc Trần Triêu Đức Vương Phụ An Sinh Vương | Một đĩa hoa, một đĩa quả gồm nhiều loại quả, cơi trầu, cút rượu, xôi thịt, thẻ hương, giấy tiền và một cánh sớ. |
Tiệc Chúa Thác Bờ | một đĩa hoa, một đĩa quả gồm nhiều loại quả, giấy tiền, thẻ hương, trầu cau, cút rượu, xôi thịt, cánh sớ. Riêng với Chúa Thác Bờ, các thức lễ dâng lên chúa bà phải có màu trắng. |
Tiệc Chầu Bà Đệ Tam | - Nếu là lễ chay thì thường bao gồm: hương, hoa tươi, quả chín, phẩm oản, xôi chè |
Tiệc Quan Hoàng Lục Thanh Hà | Một đĩa hoa, một đĩa quả với nhiều loại quả, cơi trầu, quả cau, cút rượu, xôi thịt, thẻ hương, giấy tiền và một cánh sớ. |
Tiệc Trần Triều Đức Ông Đệ Nhất Hưng Vũ Vương | hương, hoa tươi, quả chín, phẩm oản, xôi chè, vàng mã, trầu cau, cánh sớ. |
Tiệc Quan Đệ Tứ | Một đĩa hoa, một đĩa quả nhiều loại quả, cơi trầu, quả cau, cút rượu, xôi thịt, giấy tiền, thẻ hương, cánh sớ |
Lưu ý: Đây chỉ là lễ vật tối thiểu và đầy đủ, tốn ít kinh phí nhất. Có thể có một chút khác biệt tùy theo phong tục và vùng miền. Bạn cũng có thể sắm sửa thêm theo điều kiện kinh tế của bản thân.
Ý nghĩa của các ngày tiệc
Có thể trước giờ có một vài người chỉ đi tham dự các ngày tiệc Tứ Phủ để hòa chung vào không khí hân hoan của các lễ hội. Tuy nhiên bạn cần phải biết được ý nghĩa của từng ngày tiệc để có thể biết được ý nghĩa linh thiêng và cũng góp phần có thể gìn giữ được nét đẹp văn hóa của Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam.
Các ngày khánh tiệc là những ngày để nhân dân vinh danh những công lao của bậc Tiên Thánh. Đây chính là ý nghĩa của các ngày tiệc Tứ Phủ trong tháng 4 âm:
- Đại lễ nhập hạ: Đánh dấu thời khắc giao mùa, cầu cho mưa thuận gió hòa, không có bệnh dịch, mùa màng tốt tươi, cầu cho con người được mạnh khỏe trong suốt 3 tháng hè.
- Trần triều Đức Vương Phụ An Sinh Vương: Ngài là thân phụ của Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương.
- Chúa Thác Bờ: Chúa là người có công lớn trong việc giúp vua Lê Lợi đánh giặc. Bên cạnh đó, Bà còn giúp cho nhân dân ổn định cuộc sống, dạy dân lên rẫy làm nương, giúp dân trị thủy tại sông Đà, giúp dân xuống sông Đà làm lưới đánh cá.
- Chầu Bà Đệ Tam: Bà là vị hầu cận bên cạnh Mẫu Thoải, Bà được Mẫu giao cho nhiệm vụ khâm sai tra xét cũng như ban thuốc thang và lộc tài cho dân chúng.
- Quan Hoàng Lục Thanh Hà: Ngài là một vị tướng có công lớn trong việc giúp Vua Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh, gìn giữ đất nước.
- Trần Triều Đức Ông Đệ Nhất Hưng Vũ Vương: Hưng Vũ Vương còn được gọi là Đức Thánh Cả, Ông là con trai cả của Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương.
- Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai: Ngài là vị Quan Lớn Khâm Sai Quyền Cai Tứ Phủ, được vua cha giao cho cai quản miền Địa Phủ đất đai nơi con người sinh sống, nắm giữ sổ sinh tử của con người.
Bài viết liên quan
Các ngày tiệc Tứ phủ tháng 5 âm lịch chính xác nhất
Tháng 5 âm lịch trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ là một tháng có ít ngày tiệc Thánh và lễ hội nhất trong năm. Không có những ngày tiệc […]
Đừng bỏ lỡ các ngày Tiệc Tứ Phủ Tháng 3 âm quan trọng
Các ngày tiệc Tứ phủ tháng 3 âm lịch đầy đủ chi tiết từ ngày lễ, đền thờ, cách sắm lễ cũng như ý nghĩa của từng ngày