Vua cha Địa Phủ – Những bí ẩn chưa được giải đáp
Ai là người quản lý cõi Địa Phủ? Địa Phủ có phải cõi âm ty nơi các linh hồn trở về? Vua cha Địa Phủ có danh tính là gì? Ngài có quyền năng và vai trò gì trong Đạo Mẫu Tứ Phủ? Đó là một trong số vô vàn những câu hỏi xoay quanh Vua cha Địa Phủ, vị thần linh tối cao nhưng vô cùng huyền bí mà không ít người tò mò muốn khám phá. Qua bài viết này, hãy cùng website Tứ Phủ tìm ra những manh mối dẫn tới câu trả lời thỏa mãn mọi người nhé.
Danh tính Vua Cha Địa Phủ
Vua cha Địa Phủ là vị vua đứng đầu Địa Phủ trong Tứ Phủ Vạn Linh của hệ thống Đạo Mẫu. Ngài thuộng hàng vị Tứ Phủ Thánh Đế và là vua cha của Thánh Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên.
Một điều rất đáng tiếc cho nền văn hóa tâm linh tín ngưỡng Đạo Mẫu Tứ Phủ tại Việt Nam, có thể do chiến tranh tàn phá hay một vài lý do nào đó mà hiện nay còn rất ít những tài liệu lưu giữ về vua cha Địa Phủ. Do đó hiện chưa biết rõ về danh tính cụ thể cũng như thần thông của vua cha Địa Phủ do không còn tài liệu nào ghi lại về vấn đề này.
Do Đạo Mẫu tại Việt Nam ngày nay đã chịu ảnh hưởng khá nhiều từ Đạo Giáo của Trung Quốc, vì thế mà dân gian có lưu truyền một giả thiết về Vua Cha Địa Phủ là chức danh thay thế cho Phong Đô Đại Đế trong truyền thuyết Trung Quốc. Phong Đô Đại Đế cũng chính là vị cai quản âm ty (Địa Phủ) theo Đạo Giáo.
Nhưng rõ ràng thì khi có sự dung nhập giữa Đạo Giáo và Tín ngưỡng thờ Mẫu, cần phải có một vị thần linh của Việt Nam nắm giữ vị trí. Phong Đô Đại Đế hay Thập Điện Diêm La không thể nào nắm giữ vị trí này. Tuy vậy nhưng hiện vị Thánh nào có thể phù hợp với ngôi vị Vua Cha Địa Phủ còn là câu hỏi khó cần được tìm ra câu giải đáp.
Và do chưa biết được rõ về danh tính nên cũng sẽ không thể nào phán đoán được chính xác những phép thuật, thần thông mà vua cha Địa Phủ đang nắm giữ. Nhưng điều đó cũng không đem lại ảnh hưởng lớn đối với Đạo Mẫu Tứ Phủ vì Vua cha Địa Phủ không trực tiếp cai quản mà đã giao lại quyền hạn cho Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên (Mẫu Liễu Hạnh).
Hiện nay, Vua Cha Địa Phủ có thể được đặt ban thờ tại các đền thờ Mẫu Đệ Nhị hoặc các đền thờ các vị Thánh trong hệ thống hàng vị tại Địa Phủ.
Quan niệm Vua cha Địa Phủ Đạo Mẫu so với Đạo Giáo
Địa Phủ trong Tứ Phủ
- Là nơi con người sinh sống: Không giống như Đạo Giáo Trung Hoa, nơi Địa Phủ là cõi âm ty, Địa Phủ trong Tứ Phủ lại là miền đất, cõi nhân gian nơi con người sinh ra, lớn lên và xây dựng cuộc sống.
- Thờ những vị thánh có công phù dân, hộ nước: Các vị thánh trong Địa Phủ Tứ Phủ đều là những người có công lao to lớn trong việc bảo vệ đất nước và giúp đỡ con người. Họ được nhân dân tôn thờ tại các đền, miếu.
- Điểm chung: Các vị thánh Địa Phủ Tứ Phủ thường ngự áo vàng trong lễ hầu đồng (Quan Đệ Tứ, Chầu Đệ Tứ, Quan Hoàng Mười,…). Họ không cai quản âm phủ hay xét xử linh hồn như trong Đạo Giáo.
- Tượng trưng cho sự cân bằng: Địa Phủ trong Tứ Phủ cùng với Thiên Phủ, Nhạc Phủ và Thủy Phủ tượng trưng cho bốn cõi: trời, đất, rừng núi và nước. Sự cân bằng giữa các cõi này tạo nên sự hài hòa trong vũ trụ.
Địa Phủ trong Đạo Giáo
- Là cõi âm ty: Theo Đạo Giáo Trung Hoa, Địa Phủ là nơi linh hồn con người đến sau khi chết. Nơi đây được chia thành nhiều điện, mỗi điện do một vị Diêm Vương cai quản.
- Nơi xét xử linh hồn: Các quan cai quản Địa Phủ sẽ xét xử linh hồn dựa trên nghiệp lực của họ, quyết định họ sẽ được lên thiên đàng hay xuống địa ngục.
Lời kết
Dù còn nhiều điều bí ẩn còn chưa được giải đáp, nhưng Vua Cha Địa Phủ vẫn luôn là vị thần linh được tôn kính trong hệ thống Tứ Phủ. Ngài là biểu tượng cho sức mạnh vô biên, sự công bằng và lòng thương xót, che chở cho con người. Bài viết này chỉ là bước đầu tiên trong hành trình khám phá bí ẩn về Vua Cha Địa Phủ.
Hy vọng những thông tin được cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vị thần linh huyền bí này. Và vì còn nhiều điều còn chưa được giải đáp, cho nên nếu bạn có thêm những thông tin hữu ích hãy chia sẻ cho chúng mình biết với nhé.
Bài viết liên quan:
- Vua Cha Thiên Phủ Ngọc Hoàng Thượng Đế Vô Song
- Vua cha Nhạc Phủ: Tản Viên Sơn Thánh – Đệ Nhất Phúc Thần