Hãy cùng bài viết này của trang thông tin Tứ Phủ nhập vai một hành giả ngược dòng thời gian khám phá nguồn gốc và hành trình lan tỏa của Đạo Phật! Từ Tất Đạt Đa Cồ Đàm quê hương Ấn Độ tới Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đem Phật giáo truyền bá giáo lý tới Tích Lan, Trung Hoa và Việt Nam…
Không chỉ dừng lại ở Phật Giáo nguyên thủy, cuộc hành trình còn đưa bạn tìm hiểu sâu hơn về các trào lưu mới như Phật Giáo Nam Tông, Bắc Tông, Thiền tông… Hiểu rõ hơn những nguyên tắc và con đường tu tập khác nhau.
Ngoài những thông tin về Đạo Mẫu và Hầu Đồng, chúng tôi mang tới hành trang để khám phá gồm tri thức Phật Pháp từ nguyên thủy tới hiện đại. Sẵn sàng bứt phá giới hạn kiến thức cũ để nhận ra bản ngã thực? Hãy cùng khởi hành ngay!
Liệu bạn đã biết đúng về Phật Giáo?
Phật giáo (hay Đạo Phật) tiếng Phạn đọc là buddha dharm, tiếng Anh đọc là buddhism. Đây là một tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới, không những thế Phật Giáo còn là một hệ thống triết học vô cùng sâu sắc có nguồn gốc từ Ấn Độ.
Theo ước tính cho tới nay, số lượng người đã Quy y tam bảo để chính thức theo Đạo Phật nằm trong khoảng từ 350 đến 750 triệu người. Ngoài ra nếu chỉ tính những người có niềm tin vào Đạo Phật (tin vào một phần giáo lý và đi lễ Phật) thì con số có thể lên tới 1.5 tới 2 tỷ người.
Cho tới nay, trong Đạo Phật ngoài phương pháp tu tập còn có một hệ thống giáo lý đồ sộ được coi như một hệ tư tưởng triết học và tư duy về Tam Quan (Thế giới quan, nhân sinh quan, giá trị quan), vũ trụ quan, nhìn sâu vào bản chất của vấn đề để giải thích về rất nhiều hiện tượng tự nhiên, xã hội và tâm linh…
Tất cả những giáo lý hiện nay đều được phát triển từ nền tảng những lời răn ban đầu của Đức Phật (Thích Ca Mâu Ni Phật), sau quá trình truyền bá và tiếp thu từ nhiều nền văn hóa khác nhau mà hình thành nên hệ thống giáo lý nhà Phật ngày nay.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Theo định nghĩa, khi nhắc về một Tôn Giáo thì cần phải có Giáo Chủ (người sáng lập), Giáo Đồ và hệ thống Giáo Lý. Trong Đạo Phật, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được coi như là người đã khai sinh ra Phật Giáo hiện nay.
Đức Phật thường được người đời gọi dưới nhiều cái tên khác như: Buddha, Bụt, Phật Thích Ca, Người Giác Ngộ, Người Tỉnh Thức. Theo nhiều tài liệu cổ được truyền thừa trong Phật Giáo thì:
Đức Phật là một nhân vật có thật sinh ra tại Ấn Độ, có tên là Tất Đạt Đa Cồ Đàm. Người đã sống và truyền bá Phật Pháp tại vùng Đông Bắc của Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ 6 TCN (Trước Công Nguyên) đến khoảng thế kỷ thứ 5 TCN.
Sự phân nhánh của Phật Giáo
- Đạo Phật trong thời kỳ Đức Phật còn tại thế hiện nay được gọi là Phật Giáo Nguyên Thủy.
- Sau khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni niết bàn (Tiếng Phạn: Nibbana) được khoảng 100 năm sau thì Phật Giáo bắt đầu phân nhánh ngay sau khi Đại hội kết tập kinh điển Phật Giáo lần thứ hai diễn ra.
Sau khi phân tách, Đạo Phật tiếp tục được truyền bá đi khắp mọi nơi nhưng với nhiều sự khác biệt và nhiều hệ tự tưởng khác nhau. Hiện nay có rất nhiều nhánh Phật Giáo được sinh ra trên thế giới nhưng chủ yếu vẫn là 3 nhánh chính là:
- Phật Giáo Nam Truyền (Phật Giáo Nam Tông):
- Là nhánh Phật Giáo được truyền từ phía Nam Ấn Độ sang Sri Lanka và truyền vào Đông Nam Á theo đường biển.
- Nhánh này được coi là gần nhất với Phật Giáo Nguyên Thủy
- Sử dụng bộ kinh điển Pali với Phật Giáo Thượng Tọa Bộ (Theravada).
- Phật Giáo Nam Truyền (Phật Giáo Bắc Tông):
- Nhánh này được truyền từ phía Bắc Ấn Độ sang Trung Á và đến Trung Quốc theo con đường tơ lụa. Rồi dần truyền sang Nhật Bản và Việt Nam.
- Nhánh này lấy Phật Pháp Đại Thừa làm chủ đạo vì vậy mà có cái tên Phật Giáo Đại Thừa
- Sử dụng hệ kinh điển được truyền thừa lại là Sankrit được viết bằng chữ Hán.
- Phật giáo mật truyền (Phật giáo Mật Tông):
- Nhánh này cũng được truyền theo con đường tơ lụa nhưng rẽ sang hướng Tây Tạng, Mông Cổ, Nepal và Bhutan.
- Nhánh này lấy tư tưởng Chân Ngôn làm chủ
- Sử dụng hệ phái kim cương thừa và sử dụng kinh điển Tạng ngữ.
Các bài viết về Phật Giáo
Ông Hoàng Bảy – Cuộc đời và sự nghiệp hào hùng
Ông Hoàng Bảy Bảo Hà: Vị tướng tài ba, người anh hùng dân tộc có thật trong dòng chảy lịch sử. Điều gì đã khiến Quan Hoàng Bảy trở thành […]
Các ngày Tiệc Tứ Phủ tháng 7 Âm lịch – Có thờ có thiêng
Tháng 7 âm lịch hay còn gọi là tháng cô hồn, theo quan niệm dân gian, đây là tháng mở cửa ngục, các vong hồn được trở về trần gian. […]
Đừng bỏ qua các ngày tiệc Tứ Phủ tháng 6 âm lịch này
Tháng 6 âm lịch là một tháng vô cùng đặc biệt của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ nói chung và của miền Thoải Phủ nói riêng. Bởi trong các […]
Quan Lớn Điều Thất Đào Tiên – Tôn Quan trấn thủ đền Đồng Bằng
Quan Lớn Điều Thất đứng thứ 6 trong Hội Đồng Quan Lớn, thuộc hàng Lục Phủ Tôn Ông. Ngài trấn thủ đền Đồng Bằng và được thờ trong quần thể này
Tư tưởng, Giáo lý Phật Giáo và con đường tu tập
Tuy Phật Giáo hiện nay đã được chia thành nhiều nhánh với nhiều giáo lý khác nhau, nhưng tựu chung lại thì tất cả đều dựa trên cơ sở của Phật Giáo Nguyên Thủy, nền tảng cốt lõi cho sự phát triển của Đạo Phật trong suốt hơn 2500 năm qua.
Buddha (Bud là biết hay nhận thức, dha là người) có nghĩa là người hiểu biết hay người tỉnh thức; Đạo Phật hướng con người tới tỉnh thức và nhận thức chân lý hay còn gọi là giác ngộ. Hướng con người tới sự tỉnh thức và nhận thức chân lý (giác ngộ) để thoát khỏi vô minh và khổ đau.
Điểm khác biệt ở đây là Phật Giáo Nguyên Thủy có tính duy lý và có tính vô thần, tập trung vào thực tiễn tu tập để giải thoát bản thân. Các trường phái Phật giáo hiện nay tuy có thêm tính Thần và khác nhau về quan điểm. Nhưng thông qua hệ thống các phương pháp tu tập đều hướng con người tới sự tỉnh thức và thoát khỏi vô minh để nhận thức đúng đắn về bản ngã và thế giới khách quan.
Giáo lý cốt lõi của Đạo Phật
Đạo Phật lấy Từ Bi và Trí tuệ làm cốt lõi, lấy trí tuệ để nhận thức đúng về bản chất của thế giới từ đó mà có thể sống từ bi.
Toàn bộ giáo pháp của Đạo Phật được chứa đựng trong Tam Tạng :
- Kinh tạng – bao gồm các bài giảng của chính Đức Phật hoặc các Đại đệ tử của ngài. Kinh điển Phật Giáo (Tipitaka) được coi là gần gũi nhất với lời Phật dạy gồm 5 bộ: Trường bộ kinh, Trung bộ kinh, Tương Ưng Bộ kinh, Tăng Chi bộ kinh, Tiểu Bộ kinh, chú giải và bộ chú giải.
- Luật Tạng – Chứa đựng lịch sử phát triển của Tăng Già (sangha) cũng như giới luật của người xuất gia, được coi là bộ sách cổ nhất được ra đời sau khi Đức Phật Thích Ca niết bàn khoảng 10 năm.
- Luận Tạng – Phật Giáo nguyên thủy gọi là A Tì Đạt Ma hoặc Vi Diệu Pháp, chứa đựng các kiến thức về Tâm.
Trong Di giáo ghi chép, trước khi Đức Phật niết bàn, ngài có để lại một di huấn:
“Sau khi Như Lai diệt độ rồi, các Tỳ kheo hãy lấy Giới luật làm Thầy” – nhấn mạnh tầm quan trọng của Giới luật trong việc duy trì Phật Giáo.
Trong tam tạng pháp bảo (Tạng Kinh, Tạng Luật, Vi Diệu Pháp), Phật coi Giới Luật là điều quan trọng nhất để duy trì đạo phật:
“Giới luật còn, Phật pháp vẫn còn. Giới luật không còn, Phật pháp cũng mất” – khẳng định vai trò của Giới luật đối với sự tồn tại của Phật Giáo
Tứ Thánh Đế
Ngoài giáo lý cốt lõi là trí tuệ và từ bi thì Đạo Phật còn có cơ sở tư tưởng cốt lõi là Tứ Thánh Đế. Đây là bốn chân ngôn lý giải thích cho bản chất của sự đau khổ trong luân hôi:
- Khổ đế chân lý về sự Khổ: đau trên thân gồm: sinh, lão, bệnh, tử; khổ tâm gồm: sống chung với người mình không ưa, xa lìa người thân yêu, mong muốn mà không được, chấp vào thân ngũ uẩn.
Khổ đau là một hiện thực, không nên trốn chạy, không nên phớt lờ, cũng không nên cường điệu hóa. Muốn giải quyết khổ đau trước tiên phải thừa nhận nó, cố gắng phân tích nó để nhận thức nó một cách sâu sắc.
- Tập đế chân lý về sự phát sinh của khổ: khổ đau đều có nguyên nhân thường thấy do tham ái, sân hận, si mê, chấp thủ. Cần truy tìm đúng nguyên nhân sinh ra khổ, nguồn gốc sâu xa sinh ra khổ trong sinh tử luân hồi là do vô minh và ái dục, những mắt xích liên quan nằm trong 12 nhân duyên.
- Diệt đế chân lý về diệt khổ: là trạng thái không có đau khổ, là một sự an vui giải thoát chân thật, là một hạnh phúc tuyệt vời khi chấm dứt dục vọng và chấm dứt vô minh.
- Đạo đế chân lý về con đường dẫn đến diệt khổ: Phương pháp để đi đến sự diệt khổ là con đường diệt khổ tám nhánh (Bát chánh đạo) và xoay quanh ba trụ cột chính là Trí tuệ – Đạo đức – Thiền định. Phương tiện hay pháp môn để thành tựu con đường bát chi thánh đạo là 37 phẩm trợ đạo.
Bát Chánh Đạo
- Chánh kiến (Nhận thức chân chính): Hành giả bằng học tập, bằng kinh nghiệm thực hành có được kiến thức về đạo đức, đạo lý.
- Chánh tư duy (Suy nghĩ chân chính): Hành giả nhờ những kiến thức từ Chánh Kiến để suy nghĩ đúng đắn, nhằm đem lại lợi ích, an vui cho cộng đồng.
- Chánh ngữ (Lời nói chân chính): Hành giả thực hành nói những lời mang lại an vui hạnh phúc cho cộng đồng.
- Chánh nghiệp ( Hành vi chân chính): Hành giả thực hiện những việc làm cụ thể và đem lại niềm vui cho cộng đồng.
- Chánh mạng (Sinh kế chân chính): Hành giả làm nghề nghiệp giúp nuôi sống bản thân mình.
- Chánh tinh tấn (Chuyên cần chân chính): Hành giả thực hành cách nhiệp tâm trong thiền định.
- Chánh niệm (Ý thức chân chính): Chánh niệm tỉnh giác. Trải qua thời gian tu hành chân chính, hành giả dần đạt được trạng thái chánh niệm tỉnh giác.
- Chánh định (Tập trung chân chính): Hành giả kiên trì thực hành tu tập để vượt qua 4 tầng thiền định.
Ngoài ra, trong giáo lý Đạo Phật còn có hai khái niệm quan trọng là Nhân Quả và Luân Hồi. Về các vấn đề này chúng tôi sẽ có bài viết chi tiết hơn để quý vị tìm hiểu.
Con đường tu tập
Mục đích tu tập của Đạo Phật không phải để thành Phật mà nhắm tới tỉnh thức để đạt trạng thái Niết Bàn. Mục đích tối thượng của tu tập Phật pháp là hướng đến giác ngộ và giải thoát, chứ không phải để thành Phật.
- Giác ngộ là sự tỉnh thức hoàn toàn về bản chất của thực tại, thoát khỏi vô minh và delusion.
- Giải thoát là thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử, khỏi khổ đau và phiền não.
Phật giáo không có một vị thầy tối cao. Mọi người tự chịu nhân quả và nghiệp lực với hành động của bản thân. Cuộc sống của mỗi người sẽ ảnh hưởng bởi những điều tốt và xấu mà mình làm. Không ai khác có thể can thiệp cứu vớt hay xóa tội cho mình.
Mọi sinh linh như nhau, ai cũng có cơ hội giác ngộ nếu cố gắng làm điều tốt và tu tập. Không có sự phân biệt giàu nghèo, dòng tộc giữa các chúng sinh. Mọi người đều có thể giác ngộ bất kể là theo hình thức tu tập nào trong 4 hình thức: Tỳ-kheo (xuất gia nam), Tỳ-kheo-ni (xuất gia nữ) và Ưu-bà-tắc (tại gia Nam), Ưu-bà-di (tại gia Nữ)
Trong Đạo Phật có hai mức độ giác ngộ:
- Độc giác Phật: là người đã giác ngộ nhưng không có khả năng giáo hóa chúng sinh về những gì mình giác ngộ.
- Toàn Giác Phật: là bậc chính đẳng chính giác, không chỉ giác ngộ mà còn có thể giáo hóa chúng sinh.
Quá trình tu tập trong Phật Giáo:
- Tu tập đạo đức: Phát triển lòng từ bi, trí tuệ, giữ gìn giới luật.
- Thiền định: Phát triển khả năng tập trung, nhận thức, kiểm soát tâm trí.
- Tuệ giác: Nhận thức đúng đắn về bản chất của thực tại, thoát khỏi vô minh.
Với đạo đức rất trọn vẹn và thiện nghiệp lớn lao, hành giả có thể chứng đắc được Thánh quả Tư Đà Hàm (Tam quả). Sau khi đã đạt Tam Quả, hành giả quán chiếu đầy đủ về Vô Ngã, vị này sẽ chứng đạt Tam minh gồm: Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận minh.
Chứng tam minh xong, hành giả giải thoát hoàn toàn, thành tựu thánh quả A-la-hán (Tứ Quả), các vị A-la-hán tuyên bố “Tái sinh đã tận, hạnh thánh đã thành, việc nên đã làm, không còn trở lại sinh tử này nữa”.
Lời kết
Hiện này, sau thời gian hàng ngàn năm, truyền qua nhiều thế hệ Tăng – Ni, đã có rất nhiều giáo lý và Giới Luật đã dần phai mờ hoặc bị lai tạp dẫn tới những sai lệch. Theo quan sát thì hiện nay đã có không ít những Tăng Ni đã không còn giữ được giới luật.
Điều mà Đức Phật tiên đoán là giáo pháp của ngài sẽ tồn tại 5000 năm rồi hoại diệt đang dần tới. Lúc mà những giới luật bị phá vỡ cũng chính là lúc Đạo Phật hoại diệt giống như điều đã xảy ra với giáo lý của các vị Phật trong quá khứ. Thời kỳ này còn gọi là thời Mạt Pháp.
Phật Thích ca cũng tiên tri rằng:
Trong một tương lai rất xa nữa, khi đạo Phật đã hoại diệt và sự tồn tại của Phật Thích Ca đã bị nhân loại lãng quên từ rất lâu rồi, sẽ có vị Phật kế tiếp là Phật Di Lặc xuất hiện, một lần nữa truyền dạy lại đạo Phật cho nhân loại.
Để Đạo Phật không bị mai một, hãy cùng chung tay gìn giữ những giáo lý và thực hành tu tập một cách đúng đắn, tránh xa những điều sai trái.