Ly kỳ sự tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh 3 lần giáng trần
Đối với hầu hết những người con Việt Nam khi nói tới tín ngưỡng thờ Mẫu thường sẽ nhắc ngay tới Tam Tòa Thánh Mẫu với vị đứng đầu là Mẫu Liễu Hạnh (Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Công chúa Liễu Hạnh, Mẫu Liễu, Mẫu Cửu Trùng Thiên, Mẫu Đệ Nhị), là vị Thánh Mẫu đứng đầu cai quản Thiên Phủ (Bà được thờ tại Phủ Dầy, Đền Sòng, Phủ Tây Hồ…). Tuy nhiên vẫn có không ít người thắc mắc Mẫu Liễu Hạnh là ai? Mẫu Liễu Hạnh có thật không? Sự tích Mẫu Liễu Hạnh thế nào? Qua bài viết này, hãy cùng trang thông tin Tứ Phủ tìm hiểu chi tiết sự tích ly kỳ về việc Mẫu Liễu Hạnh 3 lần giáng trần trong hệ thống tín ngưỡng Tứ Phủ (Tứ Phủ Vạn Linh, Đạo Mẫu).
Truyền thuyết về Mẫu Liễu Hạnh
Đầu tiên, tôi sẽ giúp bạn đọc trả lời câu hỏi Mẫu Liễu Hạnh là ai?
Mẫu Liễu Hạnh vốn là người con gái thứ hai của Ngọc Hoàng Thượng Đế, Mẫu Liễu Hạnh 3 lần giáng trần thế để giúp đỡ nhân dân an cư lạc nghiệp, trồng trọt chăn nuôi, giao thương buôn bán…
Theo truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian, Mẫu Liễu Hạnh 3 lần giáng trần có tên thật là Phạm Tiên Nga hay Lê Giáng Tiên, bà là một trong bốn vị Thánh Tứ Bất Tử của Việt Nam được nhân dân nhớ tới với nhiều cái tên như Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên, Mẫu Cửu trùng Thiên trong Tam Phủ Công Đồng. Còn trong hệ thống Tứ Phủ Vạn Linh thì Công chúa Liễu Hạnh được tôn làm Mẫu Đệ Nhị.
Với những người không nghiên cứu sâu xa về Đạo Mẫu thì rất khó có thể xác định được Mẫu Liễu Hạnh có thật không, bởi tất cả những câu chuyện lưu truyền lại đều là những truyền thuyết về việc Mẫu Liễu Hạnh 3 lần giáng trần.
Nhưng vẫn còn đó những di thích thờ cúng Mẫu Liễu Hạnh vẫn còn được lưu lại cho tới ngày nay như Phủ Dầy, Đền Sòng hay Phủ Tây Hồ. Tất cả là minh chứng cho việc Mẫu Liễu Hạnh có thật ở trần thế.
Những câu chuyện về Mẫu Liễu Hạnh được trải dài suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, từ thời Hậu Lê cho tới thời nhà Nguyễn.
Mẫu Liễu Hạnh đã được cấp nhiều Sắc, tôn phong là bậc Mẫu Nghi Thiên Hạ, Chế Thắng Bảo Hòa Diệu Đại Vương. Sử sách ghi lại cuối cùng bà quy y cửa Phật, theo lối bán tu rồi đắc đạo trở thành Mã Hoàng Bồ Tát.
Về tác ghi chép lịch sử còn lưu giữ được, căn cứ theo cuốn “Quảng Cung Linh Từ Phá ký”, “Quảng Cung Linh Từ Bi ký” và “Cát Thiên Tam Thế Thực Lục” tại Đền Phủ Dầy thuộc ban quản lý Di tích tỉnh Nam Định. Và theo các tài liệu trong Hội đồng khoa học lịch sử Nam Định thẩm định thì sự tích Mẫu Liễu Hạnh được hé lộ qua ba lần giáng thế.
Sự tích Mẫu Liễu Hạnh giáng trần lần thứ nhất
Vào đầu thời Hậu Lê, tại thôn Quảng Nạp, xã Vỉ Nhuế, huyện Đại An, phủ Nghĩa Hưng, trấn Sơn Nam (nay là thôn Vỉ Nhuế, xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định). Tại đây có ông Phạm Huyền Viên kết đôi cùng bà Đoàn Thị Hằng, họ sống hiền lành, tu nhân tích đức.
Nguồn gốc cái tên Phạm Tiên Nga
Hai ông bà Phạm Huyền Viên và Đoàn Thị Hằng (tên cha mẹ của Mẫu Liễu Hạnh) 40 tuổi vẫn chưa có con, tới một đêm rằm tháng 2, hai ông bà được Thần báo mộng rằng Ngọc Hoàng Thượng Đế (Ngọc Hoàng, cha của Mẫu Liễu Hạnh) sẽ cho con gái thứ hai là công chúa Hồng Liên (tên thật của Mẫu Liễu Hạnh) hạ phàm đầu thai làm con.
Từ đó bà hoài thai (mang thai) tới ngày 6 tháng 3 năm 1443 hạ sinh một bé gái. Ngày hạ sinh trời quang mây vàng có ánh hào quang như một tiên nữ giáng xuống thềm nhà (điềm báo thiêng liêng) , Ông Phạm Huyền Viên vì thế vui mừng mà đặt tên con là Phạm Tiên Nga (ý nghĩa tên giống như một nàng tiên giáng trần).
Tuổi thiếu thời
Phạm Tiên Nga càng lớn càng xinh đẹp, đảm đang, nết na, công dung ngôn hạnh vẹn toàn (phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ). Đến năm 15 tuổi đã có nhiều người tới hỏi cưới nhưng Tiên Nga đều khước từ để ở lại chăm sóc cha mẹ già yếu.
Năm Nhâm Ngọ 1462, cha của nàng qua đời. Hai năm sau mẹ của nàng cũng về theo tiên tổ. Phạm Tiên Nga an táng cha mẹ tại phía đông nam phủ Nghĩa Hưng (nay là thôn La Ngạn). Nàng để tang cha mẹ 3 năm, lo mồ yên mả đẹp sau đó bắt đầu chu du thiên hạ làm nhiều việc thiện. Lúc này Phạm Tiên Nga vừa tròn 35 tuổi.
Quá trình kinh bang tế thế
Phạm Tiên Nga đã ủng hộ tiền của và công sức giúp dân đắp đê ngăn nước Đại Hà từ phía núi Tiên Sơn đến Tịch Nhi (đây là một công lao to lớn). Ngoài ra bà còn xây 15 cây cầu đá, khơi ngòi dẫn nước tưới tiêu, khai khẩn đất ven sông, cứu giúp người nghèo, chữa bệnh cứu người, xây sửa đền chùa, cấp lương bổng cho hương sư để con em nhà nghèo cùng được học hành đầy đủ (tất cả đều là những việc thiện giúp dân cứu đời).
Năm 36 tuổi, bà xây dựng chùa Kim Thoa bên bờ sông Đồi, trên thờ Nam Hải Quan Thế Âm Bồ Tát (Phật Bà Quan Âm), dưới thờ cha mẹ. Việc xây dựng chùa thể hiện lòng tôn kính Phật pháp (Phật giáo) và sự hiếu thảo với cha mẹ (hiếu đạo) của bà.
Năm 38 tuổi, bà (Mẫu Liễu Hạnh) tới sửa chữa chùa Sơn Trường tại Nam Định, chùa Long Sơn và chùa Thiện Thành tại Hà Nam. Việc bà sửa chữa chùa chiền thể hiện lòng tôn kính Phật pháp và mong muốn phát triển văn hóa tâm linh tại địa phương.
Tại chùa Đồn Xá, bà còn tập hợp người dân lang bạt tạo thành làng xã, dạy họ trồng dâu, nuôi tằm và dệt vải. Hành động này thể hiện sự quan tâm của bà đối với đời sống của người dân và mong muốn giúp đỡ họ phát triển kinh tế (kinh bang tế thế).
Tháng 9 năm 1472, bà trở về tu sửa đền thờ tổ họ Phạm (đền thờ tổ họ Phạm) khang trang bề thế. Việc bà tu sửa đền thờ thể hiện lòng tôn kính tổ tiên trong văn hóa Việt Nam và mong muốn giữ gìn truyền thống gia đình.
Sau đó, bà tiếp tục chu du khuyên răn người dân những điều hay lẽ phải. Hành động này thể hiện lòng nhân ái và mong muốn giúp đỡ người dân sống tốt hơn.
Cuối cùng trong đêm ngày 2 tháng 3 năm Quý Tỵ 1473, Bà đã hóa thần về trời trong một đêm giông gió cuốn mây bay. Năm ấy bà Phạm Tiên Nga (Mẫu Liễu Hạnh) vừa tròn 40 tuổi.
Sau khi bà đi, người dân để ghi nhớ công ơn đã lập nên đền thờ trên nền nhà cũ tại xã La Ngạn gọi là Phủ Đại La Tiên Từ. Tại quê mẹ ở xã Vỉ Nhuế cũng đã lập nên đền thờ bà, gọi là Phủ Quảng Cung.
Xem thêm: Sự tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh hành thiện giúp đời
Mẫu Liễu Hạnh giáng trần lần thứ hai
Sau khi về trời, vì quá nhớ thương cha mẹ và quê hương trần thế mà vào thời Lê Thiên Hựu năm 1557, bà lại giáng trần lần thứ hai. Lần này, bà làm con của ông Lê Thái Công và bà Trần Thị Phúc tại thôn An Hải, xã Vân Cát, huyện Thiên Bản, Hạt Sơn Nam Hạ (nay là xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định) chỉ cách quê cũ chừng 7Km.
Do sau khi hạ sinh, ông Thiên Hựu thấy mặt con gái giống với tiên nữ bưng rượu bên cạnh Ngọc Hoàng trong giấc mơ của mình mà đặt tên con là Lê Giáng Tiên.
Lần hạ trần này, bà kết duyên cùng Trần Đào Lang và sinh được một người con trai và một con gái. Giữa lúc tưởng chừng gia đình đang yên ấm thì vào ngày 3 tháng 3 năm Đinh Sửu 1577, bà đã mất mà không phải do có bệnh tật gì. Lúc ấy bà chỉ mới 21 tuổi, đề thờ bà sau này đặt ở Phủ Dầy, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định.
Sự tích Mẫu Liễu Hạnh giáng trần lần thứ hai còn lưu truyền nhiều câu chuyện khác nhau, thể hiện lòng kính ngưỡng của người dân đối với vị thánh mẫu. Sự tích Mẫu Liễu Hạnh là một phần quan trọng trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam.
Lần giáng trần thứ hai này của Mẫu Liễu Hạnh đã để lại nhiều dấu ấn trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Nhiều đền thờ Mẫu Liễu Hạnh được xây dựng trên khắp cả nước, thu hút đông đảo người dân đến cầu nguyện.
Lần giáng trần thứ ba của Mẫu Liễu Hạnh
Giáng Tiên sau khi về trời theo đúng Lệnh Hạn Định của Vua Cha Ngọc Hoàng thì trong lòng vẫn canh cánh, da diết nhớ mong cõi trần ngày đêm nên nàng muốn được về lại trần gian thêm một lần nữa.
Chuyện kể rằng, lúc nàng hạ trần vào ngày 10 tháng 10 năm Canh Dần 1650, tại đất Tây Mỗ, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Lần này bà đã tái hợp với ông Mai Thanh Lâm (là ông Trần Đào Lang – chồng của Mẫu Liễu Hạnh ở kiếp trước chuyển thế)
Lần giáng thế này bà lấy hiệu là Liễu Hạnh, đây đúng lúc vào thời loạn thế Trịnh – Nguyễn phân tranh làm cho nhân dân cơ hàn khổ cực. Thánh Mẫu Liễu Hạnh đi khắp nơi để cứu nhân độ thế, trừng trị kẻ ác. Trong quá trình ngao du sơn thủy, bà đã gặp gỡ và kết giao được với biết bao cao nhân mặc khách, để lại những sự tích cao cả.
Lần này bài chọn ra đi vào ngày 23 tháng Chạp năm Mậu Thân 1668 lúc bà vừa tròn 18 tuổi, đặt dấu kết cho sự tích Mẫu Liễu Hạnh 3 lần giáng trần. Sau đó, nhân dân vì ghi nhớ công ơn mà lập nên Đền Sòng – Thanh Hóa để thờ cúng.
Sự tích Mẫu Liễu Hạnh 3 lần giáng trần là một minh chứng cho lòng nhân ái, vị tha của Mẫu Liễu Hạnh đối với nhân dân. Bà đã hy sinh bản thân mình để giúp đỡ người dân, mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho họ.
Tấm lòng của Mẫu Liễu Hạnh đã được người dân ghi nhớ và tôn kính. Bà được xem là một trong những vị thánh mẫu quan trọng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam.
Lời kết
Qua những sự tích của Thánh Mẫu Liễu Hạnh mà trang thông tin Tứ Phủ tổng hợp, cho thấy được bà xứng được con dân tôn thờ là Thánh Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên, đứng đầu trong Tam Tòa Thánh Mẫu. Bà chính là hiện thân của sức mạnh của người phụ nữ, đi ngược lại với giá lý Nho giáo thời xưa tại Việt Nam.
Cuộc đời của Mẫu Liễu Hạnh là biểu tượng của sự tự do, tự cường, phóng khoáng với tình yêu mãnh liệt với cuộc sống, con người và đất nước. Điều đó là minh chứng rõ nhất cho địa vị và sự trường tồn của hình tượng Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong tâm thức người dân Việt Nam.
Sự tích Mẫu Liễu Hạnh cũng là một phần quan trọng trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam. Nó đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ và vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay.
Nguồn tìm hiểu:
- https://vi.wikipedia.org/wiki/Li%E1%BB%85u_H%E1%BA%A1nh_C%C3%B4ng_ch%C3%BAa
- “Mother Goddess Lieu Hanh under the view of Religious Studies” – NGUYỄN QUỐC TUẤN
- Cult, culture, and authority: Princess Lieu Hanh in Vietnamese history – Dror, Olga (2007)
- Phỏng vấn những thủ nhang bản đền.