Trong suốt quá trình hơn 20 năm từ Bắc vào Nam, gặp vô số người, cũng đã nói chuyện hoặc thậm chí là tranh luận với vô số người xung quanh hai từ “Đạo Mẫu”, “Đạo Mẫu là gì?”, “Gọi Đạo Mẫu là sai mà phải là Tín ngưỡng thờ Mẫu?”,…
Trải qua nhiều năm tìm tòi các tài liệu cổ, học hỏi những người đi trước và nhờ tư vấn từ những nhà nghiên cứu về văn hóa. Ngày hôm nay trong bài viết này, trang thông tin Tứ Phủ sẽ cung cấp cho các bạn những khái niệm, kiến thức Đạo Mẫu và góc nhìn đúng đắn đa chiều về Đạo Mẫu.
Nguồn gốc và ý nghĩa cái tên Đạo Mẫu là gì
Trong xã hội Việt Nam hiện hay đang tồn tại rất nhiều những tôn giáo và tín ngưỡng khác nhau. Khi mà khoa học công nghệ ngày càng phát triển, con người ta dần dần dùng khoa học để giải thích vạn vật trên đời thì tại Việt Nam, Tín ngưỡng thờ Mẫu vẫn đang trên đà phát triển mạnh mẽ và chiếm một vị trí quan trọng trong xã hội bên cạnh các tôn giáo khác.
Lịch sử hình thành
Như bạn đã biết, hầu hết những tôn giáo và tín ngưỡng tại Việt Nam đều được du nhập từ bên ngoài, ví dụ Phật giáo từ Ấn Độ, Công giáo từ Palestine, Đạo Giáo từ Trung Quốc… Chỉ có duy nhất Đạo Mẫu là một tín ngưỡng vô cùng đặc biệt, bởi lịch sử hình thành Đạo Mẫu tại chính mảnh đất Việt Nam, bởi chính những con người Việt Nam, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc sâu sắc.
Đạo Mẫu là danh từ chỉ Tín ngưỡng thờ Mẫu, đây là một hệ thống tín ngưỡng dân gian có nguồn gốc từ Việt Nam, thờ phụng các vị Thần Linh và Thánh Mẫu trong Đạo Mẫu và Hệ thống thần linh Tứ Phủ.
Đạo Mẫu không chỉ là một tín ngưỡng tâm linh mà còn là một phần quan trọng trong văn hóa Việt Nam, bao gồm hệ thống lễ hội Đạo Mẫu, nghi lễ Hầu Đồng, hát văn… Nó thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên, cầu mong sự bình an, may mắn và thể hiện những giá trị đạo đức tốt đẹp của người Việt Nam.
Tín ngưỡng thờ Mẫu đã hình thành và tồn tại suốt mấy nghìn năm lịch sử đất nước. Ban đầu, từ thời nguyên thủy thì người Việt đã theo chế độ Mẫu hệ (người phụ nữ làm chủ) lúc ấy còn thờ các lực lượng tự nhiên rồi dần phát triển thành tôn thờ các vị thần quyền năng chủ yếu là các vị Thánh Mẫu hay Nữ Thần.
Lịch sử hình thành của Đạo Mẫu còn nhiều tranh cãi, nhưng nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nó xuất hiện từ thời kỳ văn hóa Đông Sơn, gắn liền với tục thờ Mẫu của người Việt cổ.
Sau khoảng thời gian lịch sử đầy khói lửa để bảo vệ đất nước thì khái niệm Thánh đã được mở rộng, bao quát thêm cả những vị anh hùng trong dân tộc có công dựng nước, giữ nước, kinh bang tế thế, giúp dân cứu đời, bạn có tham khảo thêm trong các Sự tích Đạo Mẫu. Họ được người dân biết ơn, kính trọng, tôn thờ, từ đó mà được thần thánh hóa để trở thành hiện thân của các vị Thánh và hàng năm tổ chức những ngày Tiệc Tứ Phủ để ghi nhớ công ơn.
Đạo Mẫu có một hệ thống lễ nghi và giáo lý riêng biệt, thể hiện qua các nghi lễ Hầu Đồng, bài văn khấn, hát chầu văn,… Cộng đồng những người theo Đạo Mẫu ngày càng phát triển, góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Với những giá trị văn hóa và lịch sử to lớn, Đạo Mẫu là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Ngày nay, Đạo Mẫu còn là một nét văn hóa du lịch tâm linh thu hút du khách trong và ngoài nước.
Giải thích cái tên Đạo Mẫu
Theo tìm hiểu thì “Đạo Mẫu” là cái tên được đặt ra trong khoảng một vài chục năm gần đây nhưng đã được cộng đồng chấp nhận sử dụng để nói về Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ.
Những cũng chính vì cái tên Đạo Mẫu mà đã xảy ra rất nhiều những cuộc tranh cãi xung quanh chữ “Đạo”. Rất nhiều người không đồng ý vì lầm tưởng Đạo ở đây có ý chỉ Tín ngưỡng thờ Mẫu là một Tôn Giáo giống như Đạo Phật, Đạo Thiên Chúa…
Sau khi tham vấn từ nhiều nguồn, trang thông tin Tứ Phủ xin đính chính lại về thông tin này:
Chữ “Đạo” trong Đạo Mẫu mang nghĩa là “Đạo lý” thờ Mẫu (thờ Mẹ). Chứ không phải nhằm chỉ ra Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ Phủ là một Tôn Giáo.
Phân biệt “Đạo Mẫu” và “Tôn giáo”:
Đạo Mẫu:
- Tín ngưỡng dân gian
- Tập trung vào thờ phụng các vị Thánh Mẫu
- Hệ thống nghi lễ, lễ hội đa dạng
- Mang tính cộng đồng, gắn kết
Tôn giáo:
- Hệ thống giáo lý, triết lý hoàn chỉnh
- Có tổ chức, giáo chủ, kinh sách
- Mang tính phổ quát, hướng đến giải thoát
Tổng hợp bài viết về Đạo Mẫu
Quan Lớn Điều Thất Đào Tiên – Tôn Quan trấn thủ đền Đồng Bằng
Quan Lớn Điều Thất đứng thứ 6 trong Hội Đồng Quan Lớn, thuộc hàng Lục Phủ Tôn Ông. Ngài trấn thủ đền Đồng Bằng và được thờ trong quần thể này
Các ngày tiệc Tứ phủ tháng 5 âm lịch chính xác nhất
Tháng 5 âm lịch trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ là một tháng có ít ngày tiệc Thánh và lễ hội nhất trong năm. Không có những ngày tiệc […]
Quan Lớn Đệ Lục Bố Cái Đại Vương trong Đạo Mẫu
Quan Lớn Đệ Lục là vị thứ 6 bí ẩn trong Hội Đồng Quan Lớn và là con trai của Vua cha Bát Hải, có công đánh giặc và phù họ nhân dân bình an
Các ngày tiệc Tứ Phủ Tháng 4 âm lịch đặc biệt quan trọng
Tháng 4 âm lịch là thời điểm chuyển giao sang mùa hè với nhiều ngày tiệc Tứ Phủ quan trọng: Lễ nhập Hạ, Tiệc Chầu Đệ Tam, Quan Lớn Đệ Tứ…
Ý nghĩa tâm linh tốt đẹp của Đạo Mẫu
Đạo Mẫu, một tín ngưỡng dân gian có nguồn gốc từ Việt Nam, quan niệm thế giới tự nhiên và con người là một thực thể đồng nhất. Tứ Phủ, hệ thống thần linh trong Đạo Mẫu, tôn thờ các vị Thánh Mẫu quyền năng, đại diện cho Mẹ thiên nhiên, che chở và ban phát những điều tốt lành cho con người.
Đạo Mẫu có đôi chút khác biệt với những tôn giáo tín ngưỡng khác. Trong khi các tôn giáo hướng đến những lý tưởng cao cả ở cõi tâm linh, Đạo Mẫu hướng con người đến một thực tại tốt đẹp hơn ngay tại thế giới thực tại. Tín ngưỡng thờ Mẫu giúp con người cầu mong bình an, may mắn, sức khỏe, tiền tài, quan lộc, và một cuộc sống đủ đầy an yên.
Những tác động của Đạo Mẫu tới con người
Những tác động trực tiếp của Đạo Mẫu đến con người thể hiện rõ nhất qua những người có Căn Số (Căn Đồng Số Lính). Theo các nghiên cứu khoa học, những người có Căn Số là những người có đặc tính tâm sinh lý đặc biệt. Sau một quá trình chịu tác động từ xã hội, họ có những biến chuyển về tâm sinh lý, và có khả năng kết nối với các năng lượng siêu nhiên.
Những người có căn số như vậy thường sau khi ra làm lễ trình Đồng mở Phủ thì sẽ có thể trở lại một trạng thái bình thường và cân bằng trở lại. Ngay cả những người không có Căn Số, khi đến với các đền thờ Mẫu hay Hầu Đồng thì họ đều có thể được chữa lành những tổn thương tâm hồn, giải tỏa đi những áp lực đang dồn nén họ, giúp họ tìm lại về với bản thể tự nhiên của chính mình, nơi mà họ khỏe mạnh, tự tin có thể vượt qua mọi khó khăn.
Cũng có rất nhiều người làm ăn kinh doanh buôn bán tin thờ theo Đạo Mẫu, họ có niềm tin mãnh liệt vào hệ thống các vị Thánh trong hệ thống tứ phủ, tin rằng sẽ được phù hộ cho làm ăn thuận lợi và buôn may bán đắt.
Ở đây sẽ rất khó để giải thích hoặc lấy bằng chứng ra chứng minh cho những người chưa theo thờ Mẫu về những tác dụng ấy. Nhưng chỉ cần suy nghĩ đơn giản, khi mà một con người tìm tới Đạo Mẫu, họ được giải tỏa khỏi những phiền muộn và khó khăn mà xã hội dồn nén lên họ. Lúc mà họ tìm lại về được về với chính mình – một con người giỏi giang, bản lĩnh và tự tin thì sẽ chẳng có gì có thể cản bước con người ta phát triển.
Những tinh thần Đạo Mẫu truyền tải
Đạo Mẫu, một tín ngưỡng dân gian có nguồn gốc từ Việt Nam, là một biểu tượng của lòng yêu nước và tự tôn dân tộc.
Thứ nhất, Đạo Mẫu là tín ngưỡng của riêng dân tộc ta từ thời xa xưa. Trong quá trình hình thành và phát triển của Tín ngưỡng Thờ Mẫu, từ Tam Phủ đến Tứ Phủ, Đạo Mẫu đã gắn liền với những anh hùng lịch sử Việt Nam. Việc thực hành Đạo Mẫu một phần thể hiện lòng biết ơn tổ tiên, lòng yêu nước và tự tôn dân tộc.
Thứ hai, Đạo Mẫu răn dạy con người ta về sự hòa hợp trong cuộc sống. Tới nay, Đạo Mẫu đã dung hòa và kết hợp với rất nhiều giáo lý của các tôn giáo khác, đặc trưng là Đạo Phật, Đạo Giáo và cả Nho Giáo. Bên cạnh đó, Tín ngưỡng thờ Mẫu cũng dung hòa được văn hóa của rất nhiều dân tộc thiểu số như: Tày, Dao, Nùng, Chăm, Khơme… Điều này thể hiện được tinh thần dân tộc, dân chủ, bình đẳng và đoàn kết của người dân tộc ta.
Lời nhắn nhủ
Bài viết này chỉ là một góc nhìn nhỏ bé về Đạo Mẫu, hy vọng đã mang đến cho bạn đọc những hiểu biết cơ bản về tín ngưỡng độc đáo này.
Đạo Mẫu không chỉ là tín ngưỡng, mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Là một di sản văn hóa phi vật thể, một niềm tin tâm linh sâu sắc của người Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm lịch sử vẫn luôn giữ vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của dân tộc. Giữ gìn và phát huy Đạo Mẫu là trách nhiệm của mỗi người con Việt Nam.
Hãy đến với Đạo Mẫu bằng một trái tim cởi mở giàu lòng nhân ái, bạn sẽ cảm nhận được những giá trị tinh thần cao đẹp mà tín ngưỡng này mang lại.