Mẫu Liễu Hạnh Đệ Nhị Địa Tiên – Nhất ngai song vị
Nhắc tới tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ thì có lẽ Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên chính là vị Thánh Mẫu có địa vị cao bậc nhất, là vị Thánh Mẫu Thần Chủ của Đạo Mẫu. Chỉ cần nhắc tới cái tên này thì chắc chắn bạn đã đoán được phần nào thông tin của vị Mẫu Đệ Nhị này rồi. Tại bài viết này của website Tứ Phủ, chúng tôi sẽ cung cấp thêm cho các bạn thông tin chi tiết về danh tính, đền thờ và những điều bí mật còn ẩn giấu phía sau. Cùng đón xem nhé!
Tiết lộ bí mật về Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên
Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên là một vị Thánh Mẫu trong hàng vị Tam Tòa Thánh Mẫu (hay Tứ Phủ Thánh Mẫu) và được tôn là Thánh Mẫu Thần Chủ của Đạo Mẫu. Bà là con của Đức Vua Cha Ngọc Hoàng và là vị thần linh cai quản miền Địa Phủ và thay mặt Mẫu Đệ Nhất cai quản Thiên Phủ tại chốn nhân gian. Danh tính thực sự của Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên chính là Công Chúa Liễu Hạnh (Mẫu Liễu Hạnh).
- Sắc phong: Chế Thắng Hòa Diệu Đại Vương.
- Danh hiệu:
- Danh hiệu chính: Liễu Hạnh Công Chúa
- Thánh Mẫu Thần Chủ
- Trang phục: Màu sắc vàng hoặc đỏ.
Trước giờ có thể các bạn đã nghe qua về hàng vị Tam Tòa Thánh Mẫu là ba vị Thánh Mẫu đứng đầu trong hệ thống Đạo Mẫu, ba vị bao gồm: Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên, Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn và Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ.
Rõ ràng trong số ba vị không hề nhắc tới Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên, điều này làm cho nhiều người phải thắc mắc: Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên là ai? Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên và Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn có phải cùng một người hay không? Hay là thông tin về Mẫu Đệ Nhị trên internet là sai lệch…
Đầu tiên phải khẳng định một điều rằng thông tin Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên là một trong Tam Tòa Thánh Mẫu hoàn toàn chính xác. Và Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên cũng không phải là Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn. Tại các ban thờ Tam Tòa Thánh Mẫu thì Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên được đặt tượng thờ tại chính giữa mặc áo màu đỏ và Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn được đặt tượng thờ bên phía tay trái.
Liên hệ giữa Mẫu Liễu Hạnh với Mẫu Đệ Nhất
Một điều thú vị nữa về Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên tức Mẫu Liễu Hạnh là thông thường bà được dân chúng gọi nhiều hơn bằng cái tên Mẫu Đệ Nhất.
Điều này xảy ra bởi do Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên (Mẫu Cửu Trùng Thiên) tại chốn thiên cung xa xôi không hạ phàm nên người đã trao quyền lại cho Thánh Mẫu Liễu Hạnh cai quản Thiên Phủ tại phàm gian. Đó là lý do vì sao chúng tôi đặt tên cho bài viết này là: “Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên: Liễu Hạnh Công Chúa – Nhất ngai song vị” hàm ý Mẫu Liễu Hạnh ngự tại Phàm gian và nắm giữ hai vị trí cai quản Thiên Phủ và Địa Phủ.
Các vị Thánh hầu cận bên cạnh
Hệ thống tín ngưỡng Tứ Phủ ẩn chứa nhiều câu chuyện huyền bí và những vị thánh mẫu linh thiêng. Nổi bật trong đó là Tam Toà Vân Hương Thánh Mẫu và Chầu Đệ Tứ Địa Cung Khâm Sai, những vị thánh mẫu gắn liền với nhiều truyền thuyết và niềm tin tâm linh của người Việt.
- Bà Quỳnh Hoa (Thánh Mẫu Vân Hương Đệ Nhị): Hầu bên trái Mẫu Liễu Hạnh, cùng được thờ tại Phủ Vân Hương.
- Bà Quế Hoa (Thánh Mẫu Vân Hương Đệ Tam): Hầu bên phải Mẫu Liễu Hạnh, cùng được thờ tại Phủ Vân Hương.
Bà Quỳnh Hoa và bà Quế Hoa đôi khi còn được gọi là Chầu Quỳnh và Chầu Quế, nhưng không nằm trong mười hai vị Tứ Phủ Thánh Chầu.
Chầu Đệ Tứ Địa Cung Khâm Sai là Bà Mai Hoa Công Chúa, vị thánh mẫu cai quản cõi âm ty, thuộc Tứ Phủ Thánh Chầu.
Tín ngưỡng thờ Tam Toà Vân Hương Thánh Mẫu và Chầu Đệ Tứ Địa Cung Khâm Sai thể hiện lòng tôn kính, biết ơn đối với những vị thánh mẫu đã có công lao to lớn trong việc giúp đỡ con người, che chở cho cuộc sống bình an, hạnh phúc.
Dưới đây là một số điểm đặc biệt về Tam Toà Vân Hương Thánh Mẫu và Chầu Đệ Tứ Địa Cung Khâm Sai:
- Tam Toà Vân Hương Thánh Mẫu là ba vị thánh mẫu tối cao trong hệ thống Tứ Phủ, được thờ tại Phủ Vân Hương.
- Bà Quỳnh Hoa và bà Quế Hoa là hai vị thánh mẫu trong Tam Toà Vân Hương Thánh Mẫu, có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Mẫu Liễu Hạnh.
- Chầu Đệ Tứ Địa Cung Khâm Sai là vị thánh mẫu cai quản cõi âm ty, thuộc Tứ Phủ Thánh Chầu.
Tam Toà Vân Hương Thánh Mẫu và Chầu Đệ Tứ Địa Cung Khâm Sai thể hiện lòng tôn kính, biết ơn đối với những vị thánh mẫu đã có công lao to lớn trong việc giúp đỡ con người.
Sắc Phong của Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên
Vì có công lao rất long trong việc kinh bang tế thế qua sự tích 3 lần giáng trần của Mẫu Liễu Hạnh mà Bà đã được rất nhiều đời vua chúa của Việt Nam thành kính mà sắc phong các danh hiệu khác nhau. Dưới đây là tóm tắt 15 đạo sắc phong:
- Sắc phong Đệ Nhất Liễu Hạnh (1730): Sắc phong sớm nhất, ghi nhận công lao của Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong việc giúp đỡ con người và trừ tà diệt ma.
- Sắc phong Đệ Tam Ngọc Nữ Quảng Cung Công Chúa (1741): Sắc phong Thánh Mẫu Liễu Hạnh với danh hiệu “Đệ Tam Ngọc Nữ Quảng Cung Công Chúa”.
- Sắc phong Đế Thích Thiên Đình Cẩm Tú Phương Phi (1783): Sắc phong Thánh Mẫu Liễu Hạnh với danh hiệu “Đế Thích Thiên Đình Cẩm Tú Phương Phi”, quyền cai quản Lục Bộ và Sơn Lâm.
- Sắc phong Tặng phong Đế Thích Thiên Đình (1786): Sắc phong Thánh Mẫu Liễu Hạnh với danh hiệu “Tặng phong Đế Thích Thiên Đình”.
- Sắc phong Đệ Tam Thánh Mẫu (1787): Sắc phong Thánh Mẫu Liễu Hạnh với danh hiệu “Đệ Tam Thánh Mẫu”.
- Sắc phong Đế Thích Thiên Đình Liễu Hạnh Công Chúa (1830): Sắc phong Thánh Mẫu Liễu Hạnh với danh hiệu “Đế Thích Thiên Đình Liễu Hạnh Công Chúa”.
- Sắc phong đức Đệ Nhị Ngọc Nữ Quỳnh Cung Duy Tiên Công Chúa (1830): Sắc phong con gái của Thánh Mẫu Liễu Hạnh với danh hiệu “Đệ Nhị Ngọc Nữ Quỳnh Cung Duy Tiên Công Chúa”.
- Sắc phong (1841): Sắc phong không rõ nội dung.
- Sắc phong Đệ Nhị Ngọc Nữ Quỳnh Cung Duy Tiên Công Chúa (1845): Sắc phong lại con gái của Thánh Mẫu Liễu Hạnh với danh hiệu “Đệ Nhị Ngọc Nữ Quỳnh Cung Duy Tiên Công Chúa”.
- Sắc phong Đế Thích Thiên Đình Liễu Hạnh Công Chúa (1850): Sắc phong Thánh Mẫu Liễu Hạnh với danh hiệu “Đế Thích Thiên Đình Liễu Hạnh Công Chúa”, tặng phong Thượng Đẳng Thần.
- Sắc phong Đệ Tam Ngọc Nữ Quảng Cung Quế Anh (1850): Sắc phong con gái thứ ba của Thánh Mẫu Liễu Hạnh với danh hiệu “Đệ Tam Ngọc Nữ Quảng Cung Quế Anh”.
- Sắc phong (1917): Sắc phong ghi nhận công lao của họ Trần Lê trong việc phụng sự Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
- Sắc phong Đế Thích Tiên Đình Liễu Hạnh Công Chúa (1924): Sắc phong Thánh Mẫu Liễu Hạnh với danh hiệu “Đế Thích Tiên Đình Liễu Hạnh Công Chúa”, tặng phong Thượng Đẳng Thần.
- Sắc phong Ðức Thánh Đệ Tam (1924): Sắc phong con gái thứ ba của Thánh Mẫu Liễu Hạnh với danh hiệu “Ðức Thánh Đệ Tam”, tặng phong Thượng Đẳng Thần.
- Sắc phong (không rõ niên đại): Sắc phong ghi nhận công lao của họ Trần Lê trong việc bảo vệ và trùng tu Phủ Dầy.
Đền thờ Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên hay Mẫu Liễu Hạnh
Vì Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên (Mẫu Liễu Hạnh) chính là vị Thánh Mẫu Thần Chủ, do đó mà bạn sẽ dễ dàng có thể thấy tượng thờ của Mẫu ở rất nhiều những đền phủ trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên để kể về các đền phủ thờ chính thức của Mẫu Địa thì chỉ có một vài đền phủ như:
- Phủ Dầy tại thôn Tiên Hương, Kim Thái, Vụ Bản, Nam Định.
- Phủ Nội Tiên Đình tại Tiên Hương, Kim Thái, Vụ Bản, Nam Định.
- Phủ Bóng Nguyệt Du Cung tại Kim Thái, Vụ Bản, Nam Định.
- Đền Mẫu Sòng Sơn tại Bắc Sơn, Bỉm Sơn, Thanh Hoá.
- Phủ Tây Hồ tại 52 Đặng Thai Mai, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội.
- Đền Mẫu Đồng Đăng tại TT. Đồng Đăng, Cao Lộc, Lạng Sơn.
- Đền Phố Cát tại Vân Du,Thạch Thành, Thanh Hóa.
- Phủ Đồi Ngang tại Phú Long, Nho Quan, Ninh Bình.
- Đền Liễu Hạnh Công Chúa tại Đèo Ngang, Quảng Đông, Quảng Trạch, Quảng Bình.
- Lăng Mộ Mẫu Liễu Hạnh tại Kim Thái, Vụ Bản, Nam Định.
Này tiệc chính của Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm. Vào ngày này, các người con dưới cửa Mẫu ở mọi miền tổ quốc đều hướng về điện Mẫu mà tỏ lòng thành kính, cầu cho gia đạo bình an, cầu tài, cầu lộc.
Nếu bạn có tìm hiểu qua về Sự tích Mẫu Liễu Hạnh thì sẽ biết được Mẫu Liễu Hạnh (Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên) đã quy y theo Phật Tổ và đắc đạo làm Mã Hoàng Bồ Tát, vì thế mà khi tới dâng lễ tại cửa mẫu, các tín chủ có thể tùy vào điều kiệc của bản thân mà sắm lễ chay hoặc mặn.
- Lễ chay gồm: hương, hoa tươi, quả chín, phẩm oản, xôi chè
- Lễ mặn gồm: gà, giò, trầu cau, rượu…
Lời kết
Việc thờ Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên – Liễu Hạnh Công Chúa là một nét đẹp văn hóa tâm linh lâu đời của người Việt Nam. Mẫu là hiện thân của lòng nhân ái, vị tha, là biểu tượng cho sức mạnh tiềm tàng của người phụ nữ Việt Nam. Hình ảnh Mẫu Liễu Hạnh đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi người con đất Việt, trở thành nguồn động viên tinh thần to lớn trong cuộc sống.
Cảm ơn bạn đã cùng chúng tôi khám phá những bí ẩn về Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích và bổ ích. Hãy cùng nhau gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của tín ngưỡng thờ Mẫu, để hình ảnh Mẫu Liễu Hạnh mãi mãi là biểu tượng vĩnh cửu của lòng nhân ái và đức hy sinh.
Tài liệu tham khảo:
- Các sự tích còn lưu truyền về Mẫu Liễu Hạnh.
- Các bản ghi chép về sắc phong của Mẫu Liễu Hạnh tại Phủ Dầy.
- Sách vở, tài liệu về tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ.
Bài viết liên quan
Cách soạn lễ và Văn khấn Mẫu Đệ Nhất Liễu Hạnh để may mắn bình an
Hướng dẫn chi tiết cách soạn lễ và Văn Khấn Mẫu Đệ Nhất (Mẫu Liễu Hạnh) tốt nhất để cầu cho cả năm được hanh thông, bình an, mạnh khỏe
Mẫu Thượng Ngàn Tối tú anh linh
Nhắc đến hệ thống Đạo Mẫu Tứ Phủ, một trong số những vị Thánh Mẫu có đông đảo con nhang đệ tử tôn kính và ngưỡng vọng bậc nhất chính […]
Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ – Thượng thần cai quản sông nước
Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ hay Mẫu Thoải là Xích Lân Long Nữ con vua cha Bát Hải, cai quản miền Thoải Phủ sông nước giúp dân thuận buồm xuôi gió